5. Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì?
5.1. Thực phẩm giàu protein:
Người bị ung thư dạ dày cần được cung cấp nhiều protein từ sữa, trứng và phomai; calo từ nước thịt và nước sốt thực phẩm. Có thể tăng hàm lượng chất béo của thức ăn bằng cách thêm dầu, bơ để giúp người bệnh tránh các triệu chứng giảm huyết áp đột ngột hay giảm lượng đường trong máu.
5.2. Bổ sung sắt, canxi:
Có thể bổ sung thêm sắt, canxi từ bắp cải, bông cải xanh, trứng, sữa, pho mát và bánh mỳ. Sắt trong thịt đỏ dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô.
5.3. Thực phẩm với lượng chất xơ thấp:
Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường gây hại cho cơ thể. Các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư.
5.4. Rau củ quả tươi:
Là những thực phẩm dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Rau củ quả tươi vừa giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, vừa đẩy lùi được bệnh tật.
5.5. Đậu phụ:
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày dẫn tới ung thư dạ dày. Vì vậy, biện pháp để kiềm chế vi khuẩn HP là rất cần thiết. Các nhà khoa học đã tìm ra isoflavone – chất có nhiều trong đậu nành có tác dụng kiềm chế vi khuẩn HP và có khả năng ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, người đau dạ dày và bệnh nhân ung thư dạ dày cần tránh những thực phẩm chiên, rán giòn nhiều dầu mỡ. Vậy nên đậu phụ tươi, hấp, luộc là lựa chọn để đảm bảo sức khỏe.
5.6. Các loại nấm:
Có rất nhiều loại nấm như: nấm kim châm, nấm hương, nấm mèo…không còn xa lạ với chúng ta. Trong nấm có rất nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày. Trong nấm có thêm selen và vitamin D tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thêm nấm vào thực đơn món ăn gia đình vừa giúp phòng trừ bệnh ung thư dạ dày lại tăng cường dưỡng chất, sức đề kháng cho cơ thể.
6. Một vài lưu ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật
6.1. Khi đã xuất viện, trước hết cần ăn lỏng, ăn nhẹ, chia khẩu phần làm nhiều bữa nhỏ rồi mới tăng dần lượng thức ăn lên. Có thể dùng các loại bột dinh dưỡng chế biến sẵn như Ensine, Isocal, Sando source, Enalac… Nếu uống sữa, cần uống từng ít một, vừa sử dụng vừa “nghe ngóng” để phòng trường hợp tiêu chảy do cơ thể đã mất men lactose (men giúp tiêu hóa sữa) từ khi trưởng thành.
6.2. Nếu ăn cháo (cháo đường, cháo thịt, súp nghiền) thì nên nấu nhừ. Nếu là cháo thịt nạc thì nên cho vào cối xay sinh tố, xay rồi lọc qua rây để loại bỏ gân xơ của thịt.Có thể cho thêm nước rau luộc, cà rốt, khoai tây vào ninh cùng.
6.3. Nên ăn 6-7 bữa/ ngày, mỗi bữa 150-200 ml (lưng bát con). Tránh để đói quá hoặc ăn no quá. Sau khi ăn cần nghỉ ngơi, không đi lại hoặc vận động mạnh.
6.4. Tránh ăn các loại quả chua, dưa chua, hành muối, các gia vị (giấm, ớt, tiêu), các chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê) vì chúng có thể gây loét miệng nối. Tránh ăn các loại thức ăn cứng và nhiều xơ như sụn, xương, rau già.
6.5. Có thể uống bổ sung vitamin B1, B12 và viên sắt. Sau khi cắt dạ dày, cơ thể có thể bị thiếu máu do đã mất đi vùng hang vị (nơi có liên quan đến việc hấp thụ sắt).
7. Bệnh nhân cần tránh những thực phẩm nào?
Bên cạnh những khuyến nghị về chế độ ăn uống đối với người mắc ung thư dạ dày, thì người bệnh cũng cần quan tâm đến việc ung thư dạ dày kiêng ăn gì? Có rất nhiều loại thực phẩm cần tuyệt đối tránh với bệnh nhân ung thư dạ dày vì những loại này có thể làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày nhiều hơn.
7.1. Các loại đồ chua, cay như cóc, xoài, bưởi chua, dấm ớt…
7.2. Thực phẩm làm hư bề mặt dạ dày như rượu bia, café, chè…
7.3. Đồ ăn lên men như: dưa chua, hành muối,…
7.4. Tránh uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày.
7.5. Tránh những thực phẩm quá khô cứng mặc dù bánh mì rất tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn những loại bánh mì mềm, không ăn bánh mì nướng.
7.6. Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ,…
7.7. Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn.
Ban biên tập OPFE.